
Cỏ dại là một trong những tác nhân gây hại cho cây trồng, đặc biệt là cây lúa. Vấn đề tiêu diệt cỏ dại luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nông dân. Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ tất cả các loại cỏ dại thường gặp trên ruộng lúa cũng như các biện pháp phòng trừ cỏ dại, ngăn chặn cỏ dại tái phát và giúp ruộng lúa phát triển tốt hơn.
Đặc điểm của cỏ dại
Cỏ dại có khả năng chống chịu cao và sinh trưởng rất tốt. Chúng hút hết các chất dinh dưỡng dẫn đến việc thiếu dưỡng chất ở cây lúa hay một số cây trồng khác. Ngoài ra, cỏ dại còn có khả năng sinh tồn rất cao, sinh trưởng tốt trong điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi.
Tuy nhiên, đôi khi việc trồng cỏ còn phục vụ mục đích của con người như: đồng cỏ cho gia súc, phân xanh, nguyên liệu cho thủ công nghiệp, trồng cây theo chỉ thị về ô nhiễm môi trường (cỏ năng, cỏ lác giúp cải thiện đất phèn), trồng cỏ Vetiver giúp chống xói mòn, bảo vệ công trình thủy lợi và là nơi ẩn náu của các loài thiên địch của sâu bệnh sau thu hoạch.
Các loại cỏ dại thường gặp trên ruộng lúa
Các loại cỏ dại thường gặp trên đồng ruộng có thể kể đến như sau.
Nhóm cỏ lá rộng
Nhóm cỏ lá rộng là một trong các loại cỏ dại thường gặp trên ruộng lúa. Loại cỏ trong nhóm này có thân hình trụ và phân thành nhiều nhánh. Lá rộng nằm ngang, mọc đối xứng nhau, gân lá có hình rẻ quạt. Hoa của nhóm cỏ lá rộng gồm: hoa đơn, hoa chùm,…
Ví dụ: cỏ xà bông, rau mương, rau mác bao, rau mác thon,…
Nhóm cỏ chác lác
Nhóm cỏ chác lác bao gồm các loại cỏ có thân thẳng, góc cạnh, lá thường hẹp và đính trên thân theo ba hàng kiểu xoắn ốc.
Ví dụ: cỏ chác, cỏ lác (cói), cỏ lác mỡ, cỏ lác rận,…
Nhóm cỏ hòa bản
Cỏ hòa bản cũng là một trong các loại cỏ dại thường gặp trên đồng ruộng. Các loại cỏ trong nhóm cỏ này có lá hẹp, dài, mọc cách nhau, trên mặt lá các gân phụ song song với gân chính và chạy dài từ đầu lá đến cổ lá. Nhóm cỏ này có thân tròn, rễ chùm.
Những tác hại của cỏ dại gây ra cho cây lúa
Các loại cây cỏ dại có tác động không nhỏ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của lúa và thường đem lại những điều bất lợi. Cụ thể như sau:
- Nhờ vào bộ rễ phát triển mạnh và phân bổ đều trên bề mặt đất nên cỏ dại dễ dàng hút các chất dinh dưỡng của cây lúa và sinh trưởng rất nhanh. Từ đó khiến cho cây lúa bị còi cọc, kém phát triển dẫn đến năng suất thu hoạch kém.
- Các loại cỏ dại thường gặp là nguồn gốc của sâu bệnh hại lúa, những loại sâu bệnh này ký chủ trên các cây cỏ dại và đến thời điểm thuận lợi chúng sẽ phát sinh và lây lan trên khắp ruộng lúa.
- Các loại cỏ dại thường gặp trên ruộng phát triển rất nhanh, làm tốn thời gian để diệt cỏ, phát sinh chi phí thuê nhân công, thuốc diệt cỏ,….
- Cỏ dại lẫn vào trong sản phẩm cây trồng, trong hạt giống làm giảm giá trị hàng hóa, gây khó khăn cho canh tác, tăng chi phí sản xuất.
Các biện pháp phòng trừ cỏ dại cho ruộng lúa
Có thể thấy rằng những tác hại của cỏ dại ảnh hưởng đến sự phát triển của ruộng lúa nghiêm trọng như thế nào. Vì thế, việc phòng trừ và tiêu diệt các loại cỏ dại thường gặp trên ruộng lúa là điều rất cần thiết. Vậy có những phương pháp diệt trừ cỏ dại nào, mời quý khách theo dõi nội dung dưới đây!
Xử lý trước khi gieo sạ lúa
Sau đây là các bước xử lý đất trước khi gieo sạ giúp loại bỏ mầm cỏ dại.
- Thứ nhất: Thu gom những tàn dư còn sót lại của vụ mùa trước gồm: rơm rạ, các loại cỏ dại thường gặp trên ruộng và tiêu hủy chúng để hạn chế sự sinh trưởng.
- Thứ hai: Cày bừa đất ruộng trước khoảng 15 – 20 ngày để vùi lấp tàn dư cỏ dại, lúa lép cũng như hạn chế các mầm mống sâu bệnh gây hại.
- Thứ ba: Xử lý và ngâm ủ giống lúa. Quý khách nên loại bỏ những hạt lép, hạt cỏ dại, chỉ lấy những hạt lúa chắc để tăng tỷ lệ lúa giống có chất lượng tốt và hạn chế các loại cỏ dại thường gặp có trong lúa giống.
- Thứ tư: Chuẩn bị hệ thống thoát nước tốt, làm mặt ruộng bằng phẳng và tiến hành bón lót phân lân từ 20 – 25kg/500m2, tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa có đủ chất dinh dưỡng để phát triển nhanh, lấn át các loại cỏ dại thường gặp trên ruộng, giúp tăng khả năng chống chịu cho lúa khi gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi.
- Thứ năm: Sau khi đã tiến hành gieo sạ lúa, quý khách nên điều tiết mực nước trong ruộng vào từng thời điểm và giai đoạn thích hợp để giúp lúa sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Bên cạnh đó, quý khách cũng cần sử dụng thuốc diệt cỏ để xử lý mầm cỏ, diệt trừ cỏ đang mọc trong ruộng lúa.
Sử dụng thuốc diệt cỏ cho ruộng lúa
Sử dụng thuốc diệt cỏ đúng loại
Quý khách nên sử dụng loại thuốc diệt cỏ đúng với loại cỏ cần loại bỏ trên đồng ruộng. Không nên dùng các loại thuốc diệt cỏ có chất hóa học mạnh (dùng để khai hoang đất) vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cây lúa. Nếu ruộng lúa xuất hiện hai hay nhiều loại cỏ khác nhau, quý khách có thể kết hợp các loại thuốc diệt cỏ của mỗi loại lại với nhau theo hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp, người có chuyên môn.
Sử dụng thuốc diệt cỏ đúng thời điểm
Tương tự như các loài sâu hại, cỏ dại cũng có các thời kỳ sinh trưởng khác nhau. Quý khách nên phun thuốc vào thời điểm cỏ dại mới bắt đầu sinh trưởng. Thời gian phun thuốc cho ruộng lúa tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều nhằm tránh thời tiết nắng gắt và gió làm bay hơi thuốc, giảm tác dụng của thuốc. Đặc biệt là không phun thuốc khi trời chuẩn bị mưa để tránh việc thuốc bị rửa trôi.
Sử dụng thuốc diệt cỏ với liều lượng phù hợp
Quý khách nên sử dụng thuốc diệt cỏ với liều lượng và nồng độ phù hợp trên diện tích ruộng lúa của mình. Nếu phun thuốc quá liều lượng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa, gây ra một số bệnh cho lúa như: vàng lá, xoắn lá,… và tác động tiêu cực đến môi trường sống xung quanh. Nếu liều lượng thuốc quá thấp thì tác dụng của thuốc lên cỏ dại không cao, dẫn đến quá trình diệt cỏ dại không hiệu quả.
Các loại thuôc diệt cỏ hiệu quả nhất trên thị trường hiện nay
- THUỐC TRỪ CỎ KHÔNG CHỌN LỌC GLUSINA 20SL CHAI 900ML
- THUỐC TRỪ CỎ KHÔNG CHỌN LỌC GLUFOCA 200SL
-
THUỐC TRỪ CỎ HẬU NẢY MẦM ANKILL A 40WP
THAM KHẢO THÊM:
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
——————————————————————————-
CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Chuyên Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Hotline: 0919.817.033 – 0877.552.253
Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng
Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp
Link Zalo: https://zalo.me/0919.817.033
Link Lazada: https://www.lazada.vn/shop/viet-nam-agricultural-supermarket
Link Shopee: https://shopee.vn/thuan_thien_agri
Link Tiktok Shop: https://www.tiktok.com/@vietnamnongnghiepsach.vn
Link Facebook: https://www.facebook.com/plantprotectionvietnam
Để lại một phản hồi